Trang chủ»Tin Tức »Các bệnh thường gặp trên cây hoa,cây cảnh và cách phòng

Các bệnh thường gặp trên cây hoa,cây cảnh và cách phòng

         Trong quá trình sinh trưởng phát triển, cây cảnh không thể tránh khỏi sự xâm nhiễm của bệnh, các loại bệnh hại cây trồng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, làm giảm giá trị làm cảnh của cây. Các loại bệnh bao gồm: Bệnh không truyền nhiễm (hay bệnh sinh lý) và bệnh truyền nhiễm (hay bệnh ký sinh).

Bệnh không truyền nhiễm là bệnh không lây lan và do nhiều nguyên nhân gây ra như: nhiệt độ, độ ẩm, đất đai, phân bón không thích hợp. Muốn phòng trừ những bệnh hại cây trồng này chỉ cần nâng cao điều kiện sinh trưởng, cải thiện các biện pháp trồng.

Bệnh truyền nhiễm là những bệnh lây lan do các sinh vật gây ra như nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng… Những sinh vật đó có thể sinh sản và lây lan. Trong điều kiện thuận lợi, chúng có thể lây lan nhanh, tác hại nghiêm trọng. Sự phát sinh bệnh truyền nhiễm cũng do môi trường không sạch, cỏ đại nhiều, bệnh lây nhanh. Chỉ có cải thiện điều kiện môi trường, cải tiến kỹ thuật trồng cây mới làm cho cây khỏe, nâng cao tính chống chịu bệnh, giảm bớt nguồn lây bệnh. Trong bài viết này sẽ chia sẻ thông tin về một số bệnh hại cây trồng thường gặp và cách phòng chống.

1.      Bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng là gì? Bệnh nấm phấn trắng là tên gọi của một nhóm bệnh do một số loài nấm có họ hàng gần gây ra. Triệu chứng chung của chúng là tạo một lớp bột màu trắng xám; có thể nhìn thấy trên bề mặt lá, thân và cành của thực vật.

                                             

Bệnh phấn trắng hường xảy ra nhiều trong mùa mưa phùn. Ở giai đoạn đầu, trên lá xuất hiện những đốm màu trắng, sau đó lan rộng dần ra toàn bộ lá, cuối cùng chuyển thành màu xám. Để phòng chống bệnh có thể thông qua việc cải thiện điều kiện chiếu sáng, thoát nước, đặt cây ở chỗ thoáng gió, hoặc rắc bột lưu huỳnh. Ngoài ra, để phòng chống bệnh cũng có thể phun xịt dung dịch natri bicacbonat 0.1% ~ 0.2%.

2. Bệnh thán thư

Bệnh thán thư là bệnh hại trên cây trồng, có thể gây hại trên các bộ phận từ lá, cành, chồi non, quả non. Trên bộ phận bị bệnh của cây xuất hiện các vết đốm lớn màu nâu xẫm, có viền nâu đỏ, vết đốm sẽ lan rộng và có thể tạo ra vết hoại tử

                                                 

Bệnh có thể gây hại các bộ phận cây như lá, hoa quả, chồi và cành non. Dấu hiệu bệnh: thường xuất hiện những đốm màu nâu, vết bệnh phát triển lớn lên và liên kết nhau làm khô cháy các mảng lá khiến lá cây bị vàng úa, đọt và chồi non bị xoắn lại, hoa bị khô đen, trái non bị thối và rụng, cây sinh trưởng kém.

Để phòng và trị bệnh hại cây trồng này, bạn cần vệ sinh vườn cây trồng, cắt tỉa các tán lá ở gần gốc thân tạo độ thông thoáng, giúp cây nhận được nhiều ánh sáng và hạn chế sự phát triển của bệnh. Tưới đủ nước cho cây, vào mùa mưa thì chú ý làm đất vun gốc tránh để đất quá ẩm ướt. Chú ý bón đầy đủ phân và cân đối NPK. Khi xuất hiện bệnh có thể dùng luân phiên một trong những loại thuốc như: Propineb (Antracol 70WP), Thiophanate-Methyl (Topsin-M 70WP), Benomyl, Bordeaux, Zineb (Vi Ben-C 50WP, Copper-B 75WP), Carbendazim, Difenocanazole, Tebuconazole.

3. Bệnh mốc xám

Bệnh mốc xám hại cây là bệnh nấm do nấm Botrytis cinerea Persoon gây ra . Đây là một trong những bệnh hại cây trồng quan trọng nhất trên thế giới, có thể gây tổn thất nghiêm trọng đến sản lượng cây trồng trong nông nghiệp

                               

 Trong điều kiện ẩm ướt, bộ phận bị bệnh xuất hiện lớp mốc màu xám. Thân cây bị bệnh có thể bị thối gãy, trường hợp nghiêm trọng cây có thể bị chết khô. Khi cây mắc bệnh, cần phải hạ nhiệt độ kịp thời, đặt cây ở nơi thoáng gió. Cây trồng nhiều năm, bón phân nitơ quá nhiều, trồng quá dày, thiếu ánh sáng, không thoát nước bệnh sẽ rất nặng. Ta thường gặp bệnh này trên cây hoa hồng, cây hoa sữa.Kỹ thuật phòng trừ: cần khử trùng đất trước lúc trồng. Phun thuốc: Zineb 0.2% hoặc Daconil 0.2%, 10 ngày phun 1 lần, phun 2 ~ 3 lần.

4. Bệnh loét cây

Bệnh loét phá hại cây ăn quả thường làm rụng quả và lá, cây cằn cỗi chóng tàn. Bệnh loét phá hại cây ăn quả thường làm rụng quả và lá, cây cằn cỗi chóng tàn. Ở vườn ươm, khi bị bệnh nặng cây con dễ chết, quả bị bệnh phẩm chất kém không thể xuất khẩu và cất trữ được.

                         

Ở lá non, triệu chứng bệnh ban đầu là những chấm nhỏ có đường kính trên dưới 1mm, màu trong vàng, thường thấy ở mặt dưới của lá, sau đó vết bệnh mở rộng và phá vỡ biểu bì mặt dưới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt. Lá bệnh không biến đổi hình dạng nhưng dễ rụng, cây con bị bệnh nặng thường hay rụng lá.

Vết bệnh ở quả cũng tương tự như ở lá: Vết bệnh xù xì màu nâu hơn, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Toàn bộ chiều dày của vỏ quả có thể bị loét, nhưng vết loét không ăn sâu vào ruột quả. Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng.

Nếu bón phân quá nhiều, cành lá mọc vượt, dễ khiến cây mắc bệnh này. Có thể phun xịt dung dịch sunfat sắt II hoặc nước Boóc-đô để phòng trị.

5.      Bệnh héo rũ trắng gốc

Bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm gây ra, thể hiện rõ nhất từ khi cây ớt ra hoa, đậu quả và thu hoạch. Nấm xâm nhiễm vào phần thân cây sát mặt đất, vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu tươi, về sau lan rộng tới 2-3 cm bao quanh thân, gốc và lan xuống tận rễ.

                                

Bệnh do nấm Sclerotium rolfsii gây ra, sinh trưởng mạnh trong điều kiện nhiệt độ 20 – 35ºC, nhiệt độ thích hợp nhất 28ºC – 30ºC, sợi nấm có tốc độ sinh trưởng rất nhanh.

Trên vết bệnh ở gốc thân có phủ một lớp sợi nấm màu trắng, mịn và dày, đâm tia lan rộng cả trên mặt đất quanh gốc cây bệnh. Trên đám nấm mốc trắng có xuất hiện nhiều hạch nấm hình cầu kích thước khoảng 1 mm, lúc đầu màu trắng sau chuyển sang màu nâu đến nâu đậm trông giống như các hạt rau cải.

Cây có thể bị chết trong trường hợp bệnh nặng. Nhiệt độ không khí quá cao, không khí quá ẩm, đất trồng úng nước, dễ khiến cho cây mắc bệnh này. Có thể dùng vôi bột để phòng trị bệnh. Bình thường cần phải khống chế tốt việc tưới nước, để cho đất trồng ở trong trạng thái lúc khô lúc ướt.

6.      Bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen là gì? Bệnh đốm đen là một bệnh do nấm ( Diplocarpon rosae ) hoặc vi khuẩn (Pseudomonas ) ảnh hưởng đến cây trồng . Nó phát triển thành những đốm đen trên lá , cuối cùng làm cho lá chuyển sang màu vàng và rụng

                                         

Lá bị bệnh thời kỳ đầu có những đốm bệnh hình tròn, phía trên có mốc màu đen nhạt, thời kỳ sau, các đốm bệnh dần lan rộng vào kết hợp với nhau. Khi thời tiết nắng nóng, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng. Vườn trồng dày, thiếu ánh sáng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Vi khuẩn tồn tại trên lá và trái bệnh, theo mưa gió xâm nhập qua vết xây xát hoặc vết chích của côn trùng.

Vào thời kỳ cây mới mắc bệnh, nên kịp thời ngắt các lá bị bệnh để tập trung thiêu hủy. Cũng có thể tiến hành phun xịt thuốc bột hòa nước Zineb 65% pha loãng 800 ~ 1000 lần hoặc thuốc bột hòa nuớc Thiophanate-Methyl 70% pha loãng 800 lần để phòng trị.

 7. Bệnh thối cổ rễ

Bệnh thối gốc rễ hay còn gọi là bệnh lở cổ rễ do nhiều loại nấm hại gây ra như nấm Fusarium solani f.s. phasceli, Rhizoctonia solani Kuhn và Thielaviopsis,… Bệnh này phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao, mưa nhiều, nhiệt độ thấp, hoặc thời tiết nóng lạnh bất thường. Đất bị trũng ứ đọng nước

               

Bệnh thối cổ rễ phát sinh trên cây con là chính. Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ xuất hiện trên rễ, cổ rễ hoặc phần gốc sát với mặt đất, sau đó phát triển lan rộng dần ra xung quanh. Nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như trời mưa nhiều hoặc do tưới nhiều lại gặp cây xum xuê, rậm rạp, bít bùng tạo cho ẩm độ trong tán cầv cao, ẩm ướt,… thì chỗ vết bệnh (cổ rễ, rễ già, gốc thân,…) sẽ bị hư thối mục, chuyển dần sang màu thâm đen, úng nước hoặc hơi khô (nếu đất trồng bị khô thiếu nước). Làm cho cây ngã ngang. Khi nhổ cây lên sẽ bị đứt gốc, chỗ đứt bị thối nham nhở. Bộ lá vẫn còn xanh nhưng toàn thân đã bị héo rũ. Bệnh này rất dễ lây lan. Bình thường cần phải khống chế lượng nước tưới, đặt cây ở nơi thoáng gió.

 8. Bệnh gỉ sắt

Bệnh rỉ sắt là một trong các loại bệnh trên cây mai vàng thường gặp vào mùa mưa, bệnh xuất hiện các vết chấm nhỏ li ti màu vàng nâu hoặc nâu đỏ, xuất hiện nhiều trên lá và các cành non. Khi cây mai bị bệnh rỉ sắt sẽ sinh trưởng yếu đi, lá rụng và cây giảm khả năng ra hoa hoặc ra hoa rất kém. Sau khi mắc bệnh, phiến lá và cuống hoa sẽ xuất hiện các đốm sùi lên. Sau khi lớp biểu bì bị nứt, thì các bào tử dạng phấn màu vàng nâu sẽ bắn ra ngoài

                                .

Các biện pháp phòng ngừa bệnh rỉ sắt

• Chọn giống cây trồng khỏe mạnh, sẽ góp phần giúp cây trồng kháng bệnh rỉ sắt trong thời gian phát triển của chúng.

• Nhặt và tiêu hủy những lá bị nhiễm bệnh và thường xuyên xới xáo dưới gốc cây để loại bỏ hết những mảnh vụn bị rụng.

• Tỉa bỏ cành thừa, cành vượt giúp vườn cây thông thoáng sẽ giảm thiểu sự gây hại của nấm bệnh.

• Trồng cây đúng khoảng cách để không khí lưu thông tốt và trách tình trạng bệnh lây lan nhanh.

• Tưới nước vào sáng sớm – tránh tưới phun trên đầu – để cây có thời gian khô trong ngày. Có thể sử dụng vòi tưới nhỏ giọt và vòi tưới để giúp lá không bị khô.

 Sử dụng phân bón hữu cơ tan chậm cho cây trồng và tránh dư thừa nitơ. Cây mềm, lá, mới mọc dễ bị ảnh hưởng nhất.

 Cách trị bệnh rỉ sắt

Đây là loại bệnh rất khó trị dứt điểm, vì thế đối với nấm rỉ sắt, phòng bệnh là cách kiểm sóat chúng. Nếu bệnh rỉ sắt ảnh hưởng đến cây của bạn, hãy loại bỏ các lá bị ảnh hưởng khi có dấu hiệu đầu tiên của màu gỉ sắt trên lá cây. Loại bỏ những lá bị ảnh hưởng càng nhanh thì cây của bạn càng có cơ hội sống sót.

 9. Bệnh bồ hóng

                                            

 Bệnh bồ hóng là bệnh phát sinh trên lá và trái, bệnh thể hiện những đốm với sợi nấm màu đen như lớp bồ hóng bám ở mặt lá, nấm không gây hại

hần phiến lá hay thịt trái, nấm phát triển làm giảm khả năng quang hợp, làm trái xấu đi, giảm giá trị thương phẩm, vết bệnh có thể bị tróc khi nắng làm khô nấm.

Khi môi trường có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn và không thoáng gió, ruồi trắng trưởng thành tiết ra “chất dịch ngọt” là nguyên nhân gây bệnh. Khi cây bị mắc bệnh thì trên mặt lá sẽ xuất hiện chi chít những chấm đen, sau đó phát triển thành những đốm màu đen, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự quang hợp của cây. Cần phải cải thiện kịp thời môi trường sinh trưởng của cây, đồng thời phải phòng trị ruồi trắng. Nên phòng trừ tốt rệp sáp, tạo vườn cây thông thoáng bằng cắt tỉa sau thu hoạch. Phun thuốc trừ nấm gốc đồng, hạn chế phun phân qua lá cho cây.

10. Bệnh tuyến trùng

       

Tuyến trùng thực vật sống trong các mô tế bào cây trồng. Chúng chích hút, bơm các độc tố vào rễ cây làm rễ bị nghẽn mạch, phình to, tạo nên những nốt sần hoặc làm thối, nhũn rễ khiến cho khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây suy giảm, từ đó khiến cây sinh trưởng kém, vàng lá và nghiêm trọng nhất là chết cây

Đây là bệnh do tuyến trùng gây nên, tuyến trùng có kích thước rất nhỏ, cần phải dùng kính hiển vi mới nhìn thấy rõ. Thông thường, con cái trưởng thành có dạng hình quả lê, con đực có dạng hình giun. Tuyến trùng thích sống trong môi trường ẩm ướt. Tuyến trùng thích sống trong môi trường ẩm ướt. Tuyến trùng sống ký sinh trên lá, sẽ khiến cho lá bị khô héo, cây sinh trưởng chậm. Ký sinh trên mầm hoa, khiến cho mầm hoa bị khô, không thể trở thành nụ. Phần gốc rễ là nơi gặp nhiều nhóm tuyến trùng ký sinh nhất. Tuyến trùng phá hại rễ cây trồng bằng nhiều cách khác nhau. Có loài chỉ phá hoại phần biểu bì của rễ. Có loài đục sâu vào trong rễ sống ký sinh trong rễ khiến rễ phản ứng lại tạo nên những khối u sưng có hình dạng bất định làm biến dạng rễ, làm giảm khả năng cây hấp thụ nước và dinh dưỡng làm cho cây trồng bị suy yếu. Tác hại gây ra do tuyến trùng thường tương đối nhẹ, xảy ra chậm chạp. Tuy nhiên, khi mật độ tuyến trùng phát triển nhiều, bộ rễ bị hư hại nặng, cây trồng có thể bị chết. Những thương tổn do tuyến trùng gây ra là cơ hội cho các loại nấm bệnh xâm nhiễm gây thối rễ.

Biện pháp phòng ngừa

·         Áp dụng biện pháp luân canh, xen canh cây trồng, sử dụng giống cây tốt, sạch bệnh.

·         Không dọn sạch hết cỏ trong vườn nhằm phân tán, giảm bớt lực lượng tuyến trùng tấn công vào cây trồng. Sau khi cỏ cao thì cắt bớt ngọn cỏ tại vườn để giữ ẩm đất vào mùa khô và tạo độ tơi xốp cho đất.

·         Tiêu huỷ các cây bị bệnh đặc biệt là bộ rễ cây bệnh cần được dọn sạch bằng cách bỏ đốt hoặc bỏ vôi.

Biện pháp canh tác

·         Tăng cường bón phân hữu cơ được ủ khoai mục.

·         Dùng các loại cây có tính kháng tuyến trùng, có tác dụng gây ngộ độc và xua đuổi tuyến trùng.

·         Thường xuyên theo dõi, kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm bệnh và xử lý kịp thời.

·         Không sử dụng quá nhiều phân hóa học đa lượng (đạm, lân, kali) để thúc cây lớn nhanh mà bón bổ sung các dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết cho cây trồng…

.         Cần kiểm tra pH đất định kỳ, nhất là với cây ăn quả để có cách xử lý kịp thời sao cho đất trồng không bị chua.

 

ICON-DIA-CHI
Liên hệ nhà máy

0211 6 333 555

ICON-dien-thoaiv
Tư vấn kỹ thuật

0979 907 812

tải xuống
Chăm sóc khách hàng

0989 20 10 22

0977834847
Thắc mắc, khiếu lại

0978 726 010

Liên hệ

NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ BAMBOO ORGANIC

Địa chỉ: HTX Nông nghiệp Hữu cơ Thanh Vân - KCNTT đồi Mé, Phú Ninh, Thanh Vân, Tam Dương, Vĩnh Phúc.
Điện thoại: 0211 6 333 555

Hotline: 0989 20 10 22  

Emai: info@bambooorganic.vn  

Website: bambooorganic.vn

Hỗ trợ tư vấn

Đăng ký nhận tin

Quý khách đăng ký nhận email về tin tức mới nhất từ chúng tôi.

Email(*)
Trường bắt buộc

Submit Now